chòi ngắm sóng

An trú nơi Hiện Tại

 

Thở vào, tôi xoa dịu
Bao căng thẳng trong tôi
Thở ra, tôi tươi cười
An trú nơi Hiện Tại
Giây phút này tinh khôi.
Breathing in, I calm my body.
Breathing out, I smile.
Dwelling in the present moment,
I know this is a wonderful moment.
~Thich Nhat Hanh

Thôi không tranh cãi

Nhiều người ngồi ngắm một đám mây trôi. Người ngồi góc này thì bảo đám mây hình dạng thế này. Người ngồi góc khác lại nói đám mây có hình thế khác. Tranh cãi cũng có ích gì khi góc nhìn của chúng ta khác nhau ? Tranh cãi chưa xong thì đám mây đã thay hình đổi dạng thành muôn vẻ khác rồi.
Đám mây có thể muôn vẻ muôn dạng, nhưng bản chất của nó thì không thay đổi. Chi bằng, ta đến ngồi bên nhau mà lặng yên nhìn ngắm mây bay…

Ngọn cỏ làm chứng – Hoàng Phủ Ngọc Tường

Image

 

Anh hái cho em một bông hoa ở Lạng Sơn
Không có gì lạ đâu, chỉ là một ngọn cỏ không tên

Nhưng không đâu như nơi nầy anh đăm đăm nhìn mặt đất
Vì ở đấy tự nghìn năm cỏ hoa đã định hình Tổ Quốc

Nơi đây một người con trai lau nước mắt từ biệt cha
Nỗi riêng chung cỏ hoa làm chứng đến bây giờ
Từ cây số không,bắt đầu tất cả những gì ta có
Nên lịch sử mỗi đời người cũng bắt đầu ở đó

Mai ta theo dân về dựng nhà trên bãi Cà Mau
Nhìn lại bông hoa nầy mà suốt đời thương nhau.

                                     Lạng Sơn. Tháng 9 – 1973.

Bãi rác lớn trên biển Thái Bình Dương

1. Bãi rác này bao gồm những gì ?

Great Pacific Garbage Patch

Ảnh 1-a: Một bức ảnh chụp khu vực rác thải trên biển Thái Bình Dương
Nguồn ảnh: Houston Zoo Wildlife Conservation

Rác thải ở đây phần lớn là các phế phẩm nhựa. Trong khi hơn 50 năm trước, hầu hết các vật trôi nổi trên biển và chìm trong các đại dương đều có khả năng tự hủy, thì hiện nay 90% các vật trôi nổi này là nhựa, và hầu như chúng không hề phân hủy. Năm 2006, chương trình bảo vệ môi trường của liên hợp quốc (UNEP) ước tính có trung bình 46.000 vật thể nhựa trôi nổi trên mỗi dặm biển.

Ảnh 1-b: Nhựa trôi nổi trên biển
Nguồn ảnh: http://www.ptmsc.org

Khoảng 20% trong số đó là phế phẩm từ các con tàu và các bến cảng: phao, lưới đánh bắt cá và các vật tương tự. Số còn lại là các loại túi xách, chai nhựa, giày dép, tông, đồ chơi trẻ em, các loại lốp xe, hộp đựng sữa chua, vv – tóm lại, tất cả các sản phẩm được tiêu thụ bởi xã hội hiện đại. Năm 2009, trong khi tìm kiếm các mảnh vỡ của chiếc máy bay Air France 447 biến mất trên biển Atlantic, các nhân viên cứu hộ hết sức kinh ngạc vì các thiết bị thăm dò của họ đã tìm ra một lượng lớn rác thải trên biển, thay vì các mảnh vụn của chiếc máy bay xấu số.

2. Tại sao lại có nhiều nhựa đến thế trên biển và trong các đại dương ?

Ngoài việc những loại rác nhựa này bị thả trực tiếp xuống biển thì chúng còn bị gió cuốn bay từ các đường phố, dần dần được đưa tới các con sông rồi theo đó đổ ra biển. Hầu hết các đồ vật bị bỏ lại trên bờ cát cũng đi theo những con sóng và thủy triều mà trút xuống đại dương. Một khi đã xuống biển, 70% trong số này chìm xuống tầng đáy, phần còn lại trôi nổi trên bề mặt, hoặc lơ lửng trong khoảng 20 mét tính từ mặt nước biển.

Ảnh 2-a: Năm đại hải lưu trên Trái Đất
Nguồn ảnh: wikipedia

Trong đại dương, rác thải bị cuốn theo các dòng đại hải lưu rồi chất thành đống, hình thành nên những khu vực chất đầy nhựa tại tâm điểm của cả năm đại hải lưu trên Trái Đất ( hai ở biển Atlantic, hai ở Thái Bình Dương và một ở Ấn Độ Dương). Thế nhưng bãi tập trung rác thải trên biển Bắc Thái Bình Dương là được biết đến nhiều hơn cả. Nơi đây tập trung hơn 6 triệu tấn rác thải, tạo nên một khu vực mà các nhà hoạt động môi trường đặt tên là “Great Pacific Garbage Patch” ( Bãi rác lớn trên biển Thái Bình Dương) – một hồ chứa phế liệu lớn gấp hai lần bang Texas.

Ảnh 2-b: Khung bên trái: Bãi rác phía tây của Pacific Garbage Patch có kích thước nhỏ hơn, xoay ngược chiều kim đồng hồ và hướng về phía Nhật Bản.
Khung bên phải: Bãi rác phía đông chứa đựng khoảng 5,1 kg nhựa trong mỗi kilometre vuông, lớn gấp 6 lần mật độ phù du có trong nước biển.
Nguồn ảnh: Agauta Marine Research Foundation, Greenpeace


3. Từ bao giờ mà vấn đề này đã trở thành một tiêu điểm ?

Ảnh 3: Rác nhựa tấp vào một bến cảng
Nguồn ảnh: http://www.ptmsc.org

Các nhà khoa học đã ái ngại về vấn đề rác thải trôi nổi trên biển từ những năm 80, thế nhưng phải đến năm 1997 thì mức độ nghiêm trọng của vấn đề này mới thu hút được sự quan tâm. Charles Moore – một người thủy thủ đến từ California và các bạn của anh, trên đường trở về từ một cuộc đua thuyền ở Hawaii, đã bơi thuyền qua đại hải lưu phía bắc của Thái Bình Dương – nơi các con tàu khác thường tránh vì thiếu sức gió. Trên cuộc hành trình, Moore đã trông thấy những hàng dài không dứt phế phẩm nhựa: nắp chai, bàn chải đánh răng, cốc nhựa dùng một lần, bình nhựa, và rất nhiều túi nylon trôi qua. “Chúng tôi đã mất tới một tuần để có thể vượt qua được vùng rác thải, và luôn luôn có vài vật nhựa nào đó “nhảy” bì bõm lên tàu.” – anh nói.

4. Tại sao những núi nhựa khổng lồ này lại không được chú ý đến từ trước đây ?

Vì nhựa là chất liệu không thể nhìn thấy được trong các ảnh gửi về từ vệ tinh hoặc các máy chụp hình trên không khác, chúng ta rất khó có thể nhìn thấy các bãi nhựa này trừ khi tới và ở “trong” chúng. Khái niệm về sự tồn tại nào đó của những đống phế liệu tồn đọng giữa đại dương lại càng trở nên mơ hồ vì thế.

Ảnh 4: Hạt nurdle và các loại mẩu nhựa khác trôi dạt trên bờ biển
Nguồn ảnh: onemoregeneration.org

Mặc dù vậy, những mảnh nhựa lớn mới chỉ là khúc dạo đầu của vấn đề. Những mảnh nhựa này lại tiếp tục chìm trong một hỗn hợp các mảnh nhựa nhỏ hơn do bị cọ xát và phơi nắng, hoặc các mẩu nhựa dẻo có đường kính không lớn hơn 2mm – thường được gọi là ‘nurdle’: sản phẩm bị phân nhỏ ra từ những đồ nhựa dùng một lần. Hàng tỉ tấn nhựa li ti như vậy đang được luân chuyển vòng quanh thế giới mỗi năm, rất nhiều trong số đó còn tiếp tục dâng lên, bị cuốn trôi và chất đầy vào mọi ngóc ngách cũng như các hệ thống cống rãnh ven biển. Những người dọn dẹp bãi biển thường gọi chúng là nước mắt của nàng tiên cá.

5. Chúng gây nên những thiệt hại gì ?

Các nhà sinh học mới chỉ bước đầu nghiên cứu về tác hại của các hạt nhựa này cũng như các phế phẩm nhựa khác trên biển. Các loài cá, chim và cá nhà táng thường tưởng nhầm các hạt nhựa là cá nhỏ hoặc động vật phù du. Chúng thường xơi ngon lành các hạt này để rồi không thể tiêu hóa được. Một thực tế đáng lo ngại hơn cả là các phế phẩm nhựa này còn có khả năng hút dẫn các kim loại nặng và độc tố bị thải vào trong biển, như DDT và PCBs – những chất hóa học công nghiệp đáng lẽ ra phải bị loại trừ khỏi lưới thức ăn.

Ảnh 5: Các mẩu nhựa tìm thấy trong một chú cá Rainbow Runner 5 tuần tuổi
Nguồn ảnh: Algalita Marine Research Foundation

Một khi đã bị tiêu hóa bởi các động vật nhỏ, dần dần nồng độ của những độc tố này lại càng trở nên cao hơn khi được luân chuyển trong chuỗi thức ăn. Các động vật lớn hơn ăn thịt các động vật nhỏ, và rồi tới lượt con người cũng sử dụng thịt cá biển làm thức ăn. Moore, với kinh nghiệm 13 năm nghiên cứu về vấn đề này cho biết: “ Chúng ta có thể mua các sản phẩm bio từ các trang trại chăm nuôi, nhưng không một nhà buôn cá nào trên thế giới có thể bán cho bạn một con cá đánh bắt từ biển với chứng nhận 100% thành phần hữu cơ. Đây là những gì mà chúng ta đang tiếp nhận từ chính hoạt động sản xuất công nghiệp của mình.”

6. Những mẩu nhựa bé nhỏ này có gây ra thiệt hại nhiều hơn các mảnh phế liệu lớn hơn hay không ?

Câu trả lời là không có thứ nào trong hai thứ kể trên là vô hại cả.
Theo UNEP, phế liệu nhựa đã trực tiếp gây ra cái chết của hơn một triệu cá thể chim biển trên thế giới mỗi năm, 100.000 động vật có vú sống ở biển và dĩ nhiên là cả các cá thể rùa nữa. Như chúng ta có thể suy luận được, thì các loài vật này chết vì bị bóp nghẹt trong các lưới nhựa, đường tiêu hóa của chúng bị chọc thủng bởi các mẩu nhựa mà chúng ăn phải.

Ảnh 6-a: Xác một cá thể hải âu, với dạ dày chứa đầy các phế phẩm nhựa
Nguồn ảnh: scientificamerican.com

Số lượng các cá thể hải âu lớn Albatross ở phía bắc Hawaii – thánh địa lớn của loài này, đã bị ‘thảm sát’ bởi nhựa. Người ta trông thấy xác những con chim biển này với dạ dày chứa đầy bàn chảy đánh răng và các loại vật dụng bằng nhựa khác: bút viết, bật lửa, ống hút, vv.

Ảnh 6-b: Loài hải âu Fulmars sống tại khu vực biển Atlantic ăn nhầm phải các mẩu nhựa ngày càng nhiều hơn. - Ảnh: Mark Mallory/CWS

Loài hải âu Fulmar petrel cũng đang gánh lấy số phận tương tự. Xác của chúng bắt đầu xuất hiện trên bờ biển Bắc với trung bình 45 mảnh nhựa trong dạ dày.

7. Chúng ta có thể thu gom phế thải nhựa trên biển lại không ?

Ảnh 7: Một cá thể rùa tưởng nhầm túi nylon là thức ăn
Nguồn ảnh: http://www.ptmsc.org

Moore cho rằng đã quá muộn. Phải tiêu tốn một khoản kinh phí khổng lồ để thu dọn được hết 6 triệu tấn nhựa trong riêng vùng Bắc Thái Bình Dương – và tổng cộng khoảng 100 triệu tấn như thế trên khắp các đại dương của Trái Đất. Không chỉ vậy, những chiếc lưới được làm ra để thu vớt các mẩu nhựa phải có mắt lưới rất nhỏ, và như thế đồng nghĩa với việc giết chết hàng triệu các cá thể động vật khác, tàn phá cân bằng sinh thái biển. “ Nỗ lực làm sạch Thái Bình Dương có thể làm khánh kiệt nền kinh tế của bất kì quốc gia nào, cũng như giết chết hệ sinh thái ở nơi mà những chiếc lưới đi qua.” – Moore nói.

Thử thách của chúng ta bây giờ là thay đổi cách nhìn nhận về việc sử dụng các sản phẩm nhựa, không cho các sản phẩm này được ‘lấn’ thêm ra biển nữa. Rất nhiều những đặc tính của nhựa khiến cho chúng thật khó để tái chế. Bởi vậy mà hãy ngưng hoặc hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa. Chúng ta biết rằng chúng ta hoàn toàn có thể làm được việc này.

Hiểu biết thêm:

• Năm 1909, Leo Baekeland – nhà hóa học người Bỉ đã phát triển nên dạng polime tổng hợp đầu tiên: Bakelite. Vào thời điểm ấy, ông không hề lường trước được những vấn đề nan giải mà nó gây ra cho môi trường sau này.

Baekeland và phòng thí nghiệm của ông
Nguồn ảnh: wix.com

• Tiếp theo những phát minh của Baekeland, giới khoa học và các nhà làm ăn đã bắt tay để tạo ra những chuỗi hydrocacbon và thật nhiều chất liệu mới, phục vụ cho nền kinh tế đang ngày một phát triển.

• Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đánh dấu sự ra đời của sản phảm giả da đầu tiên (từ PVC) và cao su, sau đó là sự ra đời của nylon vào năm 1935, rồi sau Thế chiến lần thứ hai là acrylics, sợi carbon và nhựa tổng hợp polyurethane ( dùng trong công nghiệp sản xuất sơn).Kể từ đó, các loại túi nylon, túi nhựa, phim âm bản và các vật dụng bằng nhựa khác đã thâm nhập vào mọi ngành công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp thực phẩm. Chúng có thể giúp kéo dài thời gian lưu trữ thực phẩm trên các kệ hàng trước khi được bán ở các siêu thị.

• Các đặc tính khiến cho nhựa trở thành một chất liệu lý tưởng trong các phân đoạn sản xuất công nghiệp là: khối lượng nhỏ, nhẹ; giá thành rẻ và hiệu suất cao (sản xuất nhựa chỉ lấy ra 4% từ lượng dầu khai thác được mỗi năm) lại cũng chính là các đặc tính khiến cho chúng thật khó để tái chế. Thậm chí khi nói việc tái chế rác nhựa mang ý nghĩa kinh tế hoặc bảo vệ môi trường, thì trên thực tế, do các nhà sản xuất đã kết hợp vô số loại nhựa khác nhau vào chung trong một sản phẩm khiến cho sự tái chế trở nên bất khả thi. Thêm vào đó, sự nung nóng nhựa để tái chế còn sinh ra khí CO2 (carbon dioxide).

***

Dịch từ báo The Week (số ra ngày 8 tháng Năm 2010)

Những ngã tư và những cột đèn

“Tháng sáu 1965. Tôi ngồi một ngày không rõ thứ ba hay chủ nhật. Bên ngoài cửa sổ tôi xanh lúc này, có sáu cây bàng lá xanh, và nhiều căm nhông xanh quân sự đậu, có tháng sáu vắng lặng, và phố thời chiến vắng lặng. Phố tháng sáu thịnh hành màu phòng không, tự vệ, cán bộ, bộ đội sẵn sàng phòng không. Sáng nay không ra phố, tôi làm việc, trên những cuốn nhật kí, bìa dằn di. Tôi dừng lại, để đặt ở đây, một loạt câu hỏi.”

Trần Dần trở lại với một cuốn nhật kí trên tay. Sổ BụiCổng Tỉnh xa rồi không rõ nữa. Nhưng cuốn tiểu thuyết này thì rất rõ ràng và rành mạch. Nếu như mắt tôi đã nhìn thấy nỗi đau chiến tranh và sự băng hoại đạo đức qua từng con chữ, thì tôi cũng có thể nhìn sâu hơn nữa, qua những lá bàng, qua những mực tím trên trang nhật kí và giấy cũ nhàu nát, một tâm hồn tổn thương, rối bời.

 

Sống cho nhau, có mặt cho nhau

Một kiếp sinh, đến được trong đời là một kì tích. Vì con đường chạm được vào sự sống thật gian nan, và quãng thời gian được ôm ấp bởi sự sống thật kì diệu. Vậy mà, để kết thúc một sinh mạng, thì sao lại nhanh chóng và dễ dãi.

Từ giờ, đã có thêm một người bạn đến ở lại trong nhà của tôi. Tôi sẽ đàn hát và chơi cùng bạn hàng ngày, như bạn vẫn muốn thế.
Vậy nên, bạn không còn phải buồn bã và lo sợ thêm chút nào nữa. Cũng không còn đau đớn ở nơi nào trên thân thể nữa. Mọi chuyện đều ổn rồi, khi chúng ta ở đây cùng nhau.
Khi bạn đến ở đây cùng tôi.

Giai điệu Mùa Thu

 

Là một thể duy nhất

Mỗi ngày trôi qua, câu chuyện chuyển dần thành những cuộc tranh cãi và những bài hùng biện đầy tính ích kỉ. Ai đúng, ai sai; nước nào được, nước nào mất, bên nào tàn tạ, bên nào sống sót. Đôi khi việc đọc báo cũng trở thành chuyện khó chịu đựng, đối với tôi.

Tôi thì nhỏ bé và không là gì cả. Tôi chỉ nghĩ đến nơi đó, mọi người vẫn đang khóc. Tôi chỉ nghĩ đến nhiều nơi khác nữa, mọi người vẫn đang khổ.
Tôi cảm thấy như chính tôi cũng đang ở đấy vậy.

Sống ngàn vạn kiếp và nhìn thấy ngàn vạn khung cảnh.
Chết ngàn vạn kiếp và đi qua muôn vạn vùng đất không âm thanh, không cây cối, không nhà cửa, không gì cả. Chỉ có những người những vật nắm tay nhau mà đi.

Tôi thấy đôi chân mình bước đi trên con đường hoang tàn. Tôi thấy tôi khản cổ gọi tên bố mẹ, anh chị em, bạn bè, con cái… Nếu đâu đó có tiếng vọng lại, tôi sung sướng chạy đến. Nếu chỉ có tiếng gió hun hút cùng với tuyết lững thững rơi phủ ngập những mái nhà đổ nát, tôi vẫn không ngừng gọi, dù cổ họng nghẹn đắng. Có ai đấy chạy đến bên tôi, lau nước mắt cho tôi và dìu tôi về một nơi tạm trú. Ở đây, tôi thẫn thờ, tưởng như mình đang đi trong một cơn mộng mị. Mọi chuyện đã xảy ra quá nhanh.

Tôi thấy tôi chìm dần trong biển. Biển hôm nay sao dữ dội thế. Tôi rất lạnh. Với một luồng ánh sáng còn le lói trong đầu, tôi chỉ có thể hình dung lại một cách chậm rãi và thảnh thơi, về đoạn phim cuộc đời tôi. Tôi lạnh quá. Màu biển nhạt nhòa dần…Nước mắt cũng hòa vào cùng nước biển rồi. Sau những phút vẫy vùng vì khó thở, bây giờ, mọi chuyện đã ổn. Lần đầu tiên tôi đi dạo trong lòng biển như thế này. Lần đầu tiên đấy. Rồi… tôi không còn thấy lạnh nữa.

Tôi thấy tôi kẹt giữa nhiều bức tường đổ nát. Tôi nghĩ xương ống chân tôi đã gãy. Tôi thậm chí không thể cảm nhận được chút gì từ vết thương ấy. Tê cứng rồi. Cái chân không còn thuộc về tôi nữa. Phần còn lại của cơ thể thì đau đớn, có lẽ cũng bị giập nát vài nơi. Nhưng mệt mỏi quá rồi, tôi không còn thấy sự đau ấy ghê gớm nữa. Có tiếng ai đấy gọi. “Đội cứu hộ đây!”. Tôi cố hết sức để đáp lại, mà cổ họng không phát ra nổi âm thanh nào. Họ đến gần hơn. Tôi bất lực mà khóc, nước mắt nhòe nhoẹt với bùn đất. “Cố lên nào” – Có ai đấy nói với tôi như vậy, từ một nơi rất sâu trong cõi lòng. Bằng một cách nào đó, họ truyền cho tôi sức mạnh. Tôi thấy mình cũng tự lặp lại thật nhiều lần: “Cố lên nào… Cố lên nào…”

Tôi dõi theo cha tôi khi ông bước ra khỏi nhà. Hôm nay ông sẽ đến nhà máy. Trước ấy, ông để lại cho tôi vài dòng: “Con hãy sống tốt nhé, và đừng khóc quá nhiều khi bố không trở về. Con hãy chăm sóc mẹ và quán xuyến nhà cửa thay bố nhé.” Tôi không kìm nổi nước mắt. Bố tôi là một vị anh hùng. Những đồng nghiệp của bố là những vị anh hùng. Bây giờ họ đang làm gì ? Nghĩ đến vậy, tôi vẫn không kìm được nước mắt.

 

– Cố lên nào.

…Nếu như chúng ta thấy mình cũng đang chết, thì cũng nên nghĩ rằng những người đã chết hay đang chết, cũng cần được sống một cách tươi đẹp trong chúng ta.
Tôi đã luôn nhận biết rằng mọi khó khăn mà tôi gặp trong đời cũng chỉ như gió thổi qua vườn. Giờ đây, tôi còn thấm thía hơn nữa… Tôi chỉ có một việc để làm, ấy là yêu tất cả mọi người, mọi sinh vật sao cho trọn kiếp này, khi tôi còn giữ được hơi thở trong lồng ngực. Tôi và cha thân yêu vẫn ngồi đây. Căn nhà này vẫn rộng mở đón chào, và lò sưởi vẫn ấm nóng. Bạn có thể đến, rồi đi. Bạn có thể đi, rồi về. Chúng tôi vẫn luôn ở đây, đón chào những người bạn, ôm ấp nhau và kể cho nhau nghe về những điều đẹp đẽ trong đời.
Ôm ấp mọi người, cũng như là ôm ấp bản thân mình vậy. Bởi vì chúng ta là một, là một thể duy nhất mà thôi.

Hòa bình

 

Nên biết rằng không có cuộc chiến nào kết thúc được tất cả các cuộc chiến tranh trên thế giới. Không thể chứa chấp thù hận để có được yêu thương chân thành, cũng như không thể xâm phạm quyền tự do của người khác và dùng chiến tranh để đổi lấy hòa bình trọn vẹn. Nếu ta còn mang tư tưởng bạo động, chỉ trích lẫn nhau và nuôi dưỡng những ý muốn trả thù thì ta còn phải tiếp tục sống một cuộc đời bất an.

Hiểu rằng không có trận chiến nào có thể chấm dứt hoàn toàn được chiến tranh, chúng ta sẽ thấy đường đi để đón và cứu lấy Hòa Bình.

Một vài món có chụp ảnh lại

Trò chuyện cùng Thầy Thích Nhất Hạnh (bài viết luôn được cập nhật)

Thich Nhat Hanh – “Make a True Home of Your Love” *

 Cập nhật ngày 05/02/2011

Hôm nay Thầy nói tiếng Việt, với bản dịch tiếng Anh trên kênh phải. Để chỉ nghe tiếng Việt, xin điều chỉnh sự cân bằng trên loa của bạn sang trái.

This talk was offered by Thay on Wednesday, February 2, 2011, on the Eve of the Lunar New Year of the Cat, in the New Hamlet of Plum Village. He reads poetry of Xuân Diệu and talks of the beauty of fidelity in a relationship.

Self-love is the foundational of love for another.

We should see something very simple and basic: understanding is the basis of love. The understanding of our suffering we can accept and understand the others. We have communication. The practice helps us to a develop our love and understanding to remove the feeling of loneliness inside.

Thay speaks in Vietnamese. To listen only in English, listen only to your right earphone, or adjust the balance on your speakers to the right.

Dharma Talk from Thay given on Sunday, January 30th 2011 from the Lower Hamlet of Plum Village, France. Thay reads some Vietnamese Poetry and a love story that takes place during the Lunar New Year.

Cập nhật ngày 14/02

Khi ta ở gần nhau, ta lại không trân quý nhau. Khi ta cách xa nhau rồi, ta mới thấy sao mà thương người kia đến thế. Ta thấy ân hận vì đã nói những lời trách móc nặng nề với người ta thương.

Cha mẹ, con cái, vợ chồng, bạn bè ghét bỏ nhau, không biết trân quý nhau và thời gian ở bên nhau, thì hãy nên nhìn người kia bằng đôi mắt của lòng thương. Chỉ cần im lặng quan sát họ thôi, không phán xét, không suy tính gì cả, ta nhìn họ từ xa, thấy dáng họ đang lúi húi, loay hoay làm việc, ta thấy sao mà tội nghiệp, sao mà thương, mà yêu đến thế.

Giống như khi ta đang đứng trên Trái Đất, ta gần Trái Đất đến mức ta không thấy Trái Đất đẹp đẽ nhưng mong manh đến nhường nào. Đến khi ta được nhìn hình ảnh Trái Đất trong vũ trụ, ta mới thấy rõ sự mong manh ấy.

Trong lần này, Thầy cũng kể một câu chuyện của Andersen. Câu chuyện về một em bé không được tham gia vào cuộc tập họp của lũ trẻ vì nhà em nghèo quá. Em khóc như mưa như gió, em đau khổ dữ lắm, nhưng rồi khi em đứng từ trên tầng cao nhìn xuống, em thấy được hết những gì xảy ra trong cuộc chơi của các bạn, em nói: “Đứng từ cao thật cao nhìn xuống, mình thấy mọi sự thật khác. Mình thấy nỗi khổ niềm đau ban nãy thật không đáng. Sao lại phải khổ đau dữ đến vậy ?”

Hạnh phúc giả tạm

Khi hạnh phúc được gây dựng trên niềm khổ đau của người khác, hạnh phúc ấy chỉ là thứ hạnh phúc giả tạm, nào có thực đâu. Tự cho mình quyền vô tư chà đạp lên sinh linh khác và coi đấy là cách luyện rèn để tất cả cùng hạnh phúc, điều đó còn lầm lạc hơn nữa.
Niềm vui méo mó và hạnh phúc giả tạm – giống như những ngọn sóng trên biển, ồn ào xuất hiện rồi phút chốc cũng vỗ bờ tan biến.